Bối cảnh Cuộc_đột_kích_Cabanatuan

Vào đầu năm 1944 vận mệnh của Đế quốc Nhật Bản dường như sắp sửa kết thúc trái ngược hẳn với vị trí thượng phong của nó lúc bắt đầu chiến tranh. Cỗ máy quân sự của đế quốc này là Lục quân Đế quốc Nhật Bản liên tục gặp thất bại khi giao chiến với lực lượng Anh tại chiến trường Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ và lực lượng Mỹ và Úc trên những hòn đảo thuộc Thái Bình Dương. Sự vượt trội của bộ máy chiến tranh của quân Đồng Minh chủ yếu dựa vào chiến thuật dùng tàu ngầm đánh chìm thương thuyền của Nhật, và làm tê liệt Hải quân Nhật thông qua việc khiến lực lượng này bị tổn thất nặng nề khởi đầu là trận Midway năm 1942. Tuy nhiên, với mỗi lần thất trận, quân đội Nhật lại càng hung hăng hơn, họ bị nhồi nhét vào đầu rằng quân Mỹ và quân Đồng Minh sẽ trả thù không thương xót, chính phủ Nhật ở Tokyo đã kích động nỗi sợ hãi này, thuyết phục những người lính rằng phải bảo vệ Tổ quốc cho đến chết.

Vào đầu tháng 8 -1944, Bộ Chiến tranh ở Tokyo tỏ ra không đồng tình với những thông điệp từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đề cập đến những tội ác chiến tranh chống lại tù binh của quân Đồng Minh và về chính sách "giết sạch" để thủ tiêu hoàn toàn những nhân chứng là tù binh Đồng Minh còn sống sót, họ đã đưa ra một bản tuyên cáo, nêu lên chính sách của quân Nhật đối với tù binh chiến tranh, nó viết ''Mục tiêu đưa ra là không để một tù binh nào trốn thoát, phải tiêu diệt toàn bộ mà không để lại một dấu vết nào....''. Nhằm thực hiện âm mưu này, một tổ chức bán quân sự - gọi là Kempei tai - cảnh sát quân sự mật, được lệnh phải thủ tiêu tất cả tù binh Mỹ và Phillippines trong thời gian ngắn nhất.

Ngày 20 tháng 10-1944, General Douglas MacArthur chỉ huy lực lựng Mỹ thực hiện cuộc đổ bộ Leyte mở màng cho chiến dịch Philippines, 1944-45. Đến ngày 14 tháng 12-1944, khi quân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho một trận đánh quyết định trên đảo Luzon, gần 150 người Mỹ bị xử tử bởi những cai ngục người Nhật trên đảo Palawan. Họ bị nhốt vào những lô cốt ngầm, sau đó bị tẩm xăng và thiêu sống. Một trong những người đào thoát sống sót là Hạ sĩ nhất Eugene Nielsen, đã thuật lại chi tiết câu chuyện của ông cho Nhà Tình báo Lục quân Hoa Kỳ ngày 7 tháng 1-1945.

Hai ngày sau, lực lượng Mỹ do Tướng MacArthur chỉ huy đã đổ bộ lên đảo Luzon và nhanh chóng tiến về thủ đô Manila. Trong thời gian này, Trung tướng Walter Krueger chỉ huy Tập đoàn quân số 6 (Hoa Kỳ) đã được báo cáo về sự hiện diện của trại tù binh ở Cabanatuan bởi Thiếu tá Robert Lapham, chỉ huy lực lượng du kích của Quân lực Hoa Kỳ tại Viễn Đông trên đảo Luzon.

Đến 26 tháng 1, khi các đơn vị của Tập đoàn quân 6 tiến ngày càng gần đến Cabanatuan, Tướng Krueger càng lưu tâm nhiều đến tình hình của trại tù này. Ông đã yêu cầu nhân viên tình báo dưới quyền Đại tá Horton White sắp đặt cho Đội trinh sát Alamo bổ sung vào lực lượng Tập đoàn quân 6 để sẵn sàng nhận lệnh điều phối của ông. Ngày hôm sau, Krueger bổ nhiệm Trung Tá Henry Mucci chỉ huy đơn vị của mình là Tiểu đội Biệt kích số 6 cho nhiệm vụ đột kích và giải thoát tù binh tại Cabanatuan.

Ngày 27 tháng 1, Thiếu tá Nagai (không rõ họ) cùng 500 lính lục quân Nhật có xe tăng, xe bọc thép tiến quân đến trại Cabanatuan và tiếp quản nơi này. Tối ngày 30 tháng 1, biết trước quân Mỹ sớm muộn gì cũng sẽ phát động tấn công khu trại nên Nagai đã cho tăng cường thêm 150 tay súng cùng 200 quân tăng viện có xe tăng hỗ trợ ở đầu cầu bên kia sông Cabu sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_đột_kích_Cabanatuan http://shop.history.com/detail.php?p=69926 http://seattlepi.nwsource.com/local/237842_raid25.... http://www.cgsc.army.mil/carl/download/csipubs/kin... http://www4.army.mil/ocpa/read.php?story_id_key=77... http://www.alamoscouts.org http://www.ussgeneralanderson.org/welcomehome.htm //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://web.archive.org/web/20070624212822/http://... https://web.archive.org/web/20080603130948/http://... https://web.archive.org/web/20080926061606/http://...